Nhiệm vụ và quyền hạn Quốc_hội_Liên_bang_(Thụy_Sĩ)

Thông thường dự án luật là do Hội đồng Liên bang trình Quốc hội Liên bang, cơ quan chủ trì soạn thảo là các bộ của chính phủ liên bang. Dự án luật trước tiên được các ủy ban của Quốc hội Liên bang thẩm tra, rồi được chủ tịch của hai viện nhất trí giao cho một trong hai viện của Quốc hội Liên bang nghiên cứu trong một phiên họp toàn thể. Trường hợp viện quyết định không xem xét thì dự án luật được trả lại cho Hội đồng Liên bang. Sau khi nghiên cứu, sửa đổi dự thảo luật, Viện Quốc dân và Viện Liên bang quyết định thông qua dự án luật. Trường hợp hai viện không nhất trí thì sẽ tiến hành thủ tục hòa giải bất đồng giữa hai viện.

Các nghị sĩ mỗi viện cũng có quyền trình dự án luật trước Quốc hội Liên bang.

Tổ nghị sĩ

Tại Viện Quốc dân và Viện Liên bang, các nghị sĩ liên kết với nhau thành những tổ nghị sĩ dựa trên tư tưởng chính trị nhưng không nhất thiết là cùng đảng phái.

Một tổ nghị sĩ phải có ít nhất năm thành viên từ mỗi viện. Những nghị sĩ không tham gia một tổ nghị sĩ nào được gọi là "không đăng ký" và không được tham gia bất cứ ủy ban nào.

Tổ nghị sĩ có vai trò quan trọng trong sinh hoạt nghị trường. Tổ nghị sĩ xem xét những dự án, đề nghị trước khi trình Viện Quốc dân và Viện Liên bang. Ở Viện Quốc dân, một nghị sĩ phải thuộc một tổ nghị sĩ thì mới được tham gia ủy ban. Tổ nghị sĩ càng lớn thì càng nhiều ghế trong ủy ban, có thể ảnh hưởng kết quả biểu quyết về dự án, đề nghị trước khi trình Viện Quốc dân, Viện Liên bang.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc_hội_Liên_bang_(Thụy_Sĩ) http://www.parlement.ch/ https://www.worldcat.org/oclc/872700519 https://www.swissinfo.ch/fre/politique/au-parlemen... https://www.swissinfo.ch/fre/l-immunit%C3%A9-parle... https://www.parlament.ch/ https://www.parlament.ch/fr/%C3%BCber-das-parlamen... https://www.parlament.ch/centers/documents/fr/fakt... https://www.parlament.ch/fr/%C3%BCber-das-parlamen... https://www.parlament.ch/fr/%C3%BCber-das-parlamen... https://www.parlament.ch/fr/%C3%BCber-das-parlamen...